Bún ốc Hàng Chai, bún chả, bún riêu ngõ Phất Lộc, chim ngói Tạ Hiện hay phở Hàng Trống là những quán ăn nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách.
Từ hàng chục năm nay, những quán ăn này đã gắn bó và dần trở thành thói quen của người dân trong khu phố cổ.
1. Bún ốc Hàng Chai
Hàng Chai là một con phố nhỏ nối giữa phố Hàng Rươi và Hàng Cót nhưng lại có sức hút bí mật đến từ quán bún ốc mang tên cô Thêm.
Từ 25 năm nay, quán bún ốc này từng bước gây dựng thương hiệu bằng thứ nước dùng đặc biệt, dậy mùi ốc nhưng không tanh mà lại rất thơm, cộng với vị chua nhẹ của dấm bỗng làm cho món ăn cực kỳ hấp dẫn. Rất nhiều khách quen ăn ở đây hàng chục năm nay, từ khi một bát bún chỉ có giá 2 nghìn đồng.
Số 6 phố Hàng Chai từ lâu đã trở thành địa điểm yêu thích của những người mê bún ốc
Số 6 phố Hàng Chai từ lâu đã trở thành địa điểm yêu thích của những người mê bún ốc.
Qua nhiều lần tăng giá từ 2 nghìn lên 5 nghìn, 10 nghìn, 15 nghìn, 20 nghìn, rồi 30 nghìn như hiện nay nhưng kỳ lạ là giá cứ tăng dần nhưng khách không hề giảm đi, thậm chí càng ngày càng đông.
Vào khoảng 9 -10h sáng, rất có thể bạn sẽ phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để được thưởng thức món bún ốc nổi tiếng khu phố cổ này.
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua về nhà, thậm chí đem làm quà tặng bạn. Mọi người truyền tai nhau câu chuyện kể về các thực khách phương xa đặt hàng để gửi bún ốc qua máy bay, hay có một anh người Canada là khách hàng trung thành của quán, tuần đến ăn vài buổi vì... "nghĩ đến là thèm".
Chủ quán là cô Thêm, người đã bán bún ốc ở đây từ 25 năm. Quán chỉ bán vào khoảng 7h sáng đến 12 trưa
Chủ quán là cô Thêm, người đã bán bún ốc ở đây từ 25 năm. Quán chỉ bán vào khoảng 7h sáng đến 12 trưa.
Mỗi bát bún ốc có giá 30 nghìn đồng và thực khách có thể chọn ăn ốc to hay ốc nhỏ
Mỗi bát bún ốc có giá 30 nghìn đồng và thực khách có thể chọn ăn ốc to hay ốc nhỏ.
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua mang về nhà. Có lần, khách hàng còn đặt 10 bát bún để mang lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh làm quà. Vào đến nơi thì đun lại rồi mời bạn bè thưởng thức
Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua mang về nhà. Có lần, khách hàng còn đặt 10 bát bún để mang lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh làm quà. Vào đến nơi thì đun lại rồi mời bạn bè thưởng thức.
2. Bún riêu ngõ Phất Lộc
Nằm sâu trong con ngõ Phất Lộc, xung quanh đầy rẫy những hàng quà sáng, nhưng gánh bún riêu giản dị của một bác tuổi ngoài 60, ở gần đình Tiên Hạ lúc nào cũng đông khách. Bác chủ quán tự nhận mình trí nhớ không tốt, chỉ có công thức làm ra thứ nước riêu thơm ngon là không bao giờ nhầm được.
Hàng bún riêu cạnh đền Tiên Hạ, ngõ Phất Lộc từ lâu ghi điểm với khách hàng vì vừa rẻ, vừa ngon. Khách hàng chủ yếu của quán là những người dân phố cổ, đã hàng chục năm ăn bún nơi đây.
Điều đặc biệt nhất mà ai ăn ở đây cũng ấn tượng, đó là giá thành cực rẻ, chỉ 7 nghìn đồng cho một bát bún riêu thông thường.
Ngoài ra, quán có thịt bò, giò, đậu để gia giảm nếu khách yêu cầu, giá cho một bán bún riêu "thập cẩm" đầy đủ đồ ăn thêm vào khoảng 20 nghìn đồng.
Bác Thành chủ quán tự hào khoe: "Gánh hàng tuy chân chất nhưng sử dụng rất ít các phụ gia công nghiệp như mì chính hay các chất tạo ngọt, nên vị bún riêu cua ở đây mộc nhưng lại ngọt một cách tự nhiên".
Hầu như lúc nào quán cũng kín khách với người chan, người húp
Hầu như lúc nào quán cũng kín khách với người chan, người húp.
Quán bán từ hơn 5h đến 10h sáng. Mỗi ngày bà chủ quán bán hết hơn 50 cân bún
Quán bán từ hơn 5h đến 10h sáng. Mỗi ngày bà chủ quán bán hết hơn 50 cân bún.
Mỗi bát bún riêu không có giá chỉ 7 nghìn đồng. Với bát có đậu, giò như trong ảnh thì giá là 20 nghìn đồng
Mỗi bát bún riêu không có giá chỉ 7 nghìn đồng. Với bát có đậu, giò như trong ảnh thì giá là 20 nghìn đồng.
3. Bún chả ngõ Phất Lộc
 
Quán bún chả ngõ Phất Lộc luôn đông khách vào buổi trưa
Quán bún chả ngõ Phất Lộc luôn đông khách vào buổi trưa.
Mỗi buổi trưa, quán bún chả đầu ngõ Phất Lộc, đoạn giao phố Lương Ngọc Quyến là điểm hẹn thường xuyên của người dân nơi đây. Cô chủ quán tên Thúy, đã bán bún chả ở đây được 30 năm, luôn niềm nở với khách hàng và cả những người qua đường muốn chụp ảnh.
Điểm nhấn của quán là chả không được nướng bằng vỉ sắt mà kẹp vào que tre để tạo hương vị đặc biệt. Không những thế, thịt làm chả cũng được cô chủ quán lựa chọn kỹ càng để chúng luôn tươi ngon.
Thịt miếng thái dày, ướp kỹ đủ thứ gia giảm, khi nướng lên "nhìn đã thấy thèm", nửa nạc nửa mỡ, cắn vào thấy vị ngọt và bùi béo của thịt lan trong miệng. Viên thịt băm cũng được chế biến từ loại thịt tươi, theo lời cô chủ quán là "không pha linh tinh", viên thành miếng vừa ăn, quạt trên than hoa thơm phức.
Mỗi suất bún chả có giá 35 nghìn đồng cũng đủ làm no bụng cả những người ăn khỏe nhất
Mỗi suất bún chả có giá 35 nghìn đồng cũng đủ làm no bụng cả những người ăn khỏe nhất.
4. Chim ngói nướng Tạ Hiện
Phố Tạ Hiện từ lâu đã nổi tiếng trong giới trẻ Hà thành với phô mai que, khoai tây bọc đường hay bia cỏ, trở thành điểm đến quen thuộc với những người có niềm đam mê ẩm thực.
Nhưng nếu như các quán khác chủ yếu mở vào buổi tối thì quán chim nướng ở đoạn giao giữa phố Tạ Hiện và Đào Duy Từ lại chỉ mở từ 16h đến 19h hàng ngày.
Những con chim ngói được kẹp vào vỉ và nướng trên than hoa. Khi vừa mới ra lò, chúng có màu vàng cánh gián với một lớp mỡ bóng bên ngoài trông vô cùng hấp dẫn.
Vì là chim ngói nên béo và dày thịt chứ không gày gò như chim sẻ hay bã như thịt bồ câu. Đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể nhai rau ráu hết tất cả những khúc xương mà không phải bỏ phí thứ gì. Chim ngói nướng được ăn kèm với củ đậu và rau thơm làm cho chúng không hề bị ngấy.
Khoảng 4h chiều đến 7h tối, nếu bạn nào thích ăn vặt có thể ghé qua phố Tạ Hiện, đoạn giao với ngõ Đào Duy Từ để ăn chim ngói nướng. Ngồi giữa con phố, ăn chim nướng, uống trà chanh, nói chuyện với bạn bè từ lâu đã trở thành một sức hấp dẫn khó có thể nào cưỡng lại.
Những con chim được kẹp thành vỉ và nướng trên than hoa
Những con chim được kẹp thành vỉ và nướng trên than hoa.
Mỗi suất 4 con kèm một đĩa củ đậu và rau thơm có giá chỉ 40 nghìn đồng
Mỗi suất 4 con kèm một đĩa củ đậu và rau thơm có giá chỉ 40 nghìn đồng.
5. Phở Gánh - phố Hàng Trống
 
Quán bán lúc khoảng gần 5 giờ chiều đến 7h tối
Quán bán lúc khoảng gần 5 giờ chiều đến 7h tối.
Cứ khoảng 5h chiều đến 7h tối, đoạn đầu phố Hàng Trống (góc giao với Hàng Gai) lại tấp nập nhờ hàng phở Gánh.
Không có bàn ghế như các quán khác, mỗi người đến ăn chỉ có một chiếc ghế nhựa nhỏ tý để ngồi và một chiếc nữa để đặt bát phở hay cốc nước. Nhưng đa phần mọi người đều đã quen tự tay bê bát chứ chẳng cần đặt vào đâu cho thêm chật chội.
Một tay cầm bát phở bò, một tay cầm đũa nên thìa trở thành thứ vô dụng. Khi cần nếm nước dùng, thực khách thường ghé cả bát vào mà húp. Nóng nhưng rất thú vị.
Không phải chảnh hay ngại làm, nhưng phở ở đây chỉ có duy nhất 1 loại là phở chín, không bao giờ bán phở tái. Thứ thịt bò thơm ngon, ngọt và mềm đã quyến rũ bao thực khách.
Nước dùng trong và có vị rất riêng. Đặc biệt, nếu đến ăn ở quán này, bạn sẽ không có cơ hội thưởng thức thêm trứng trần, bởi quán không bán món ăn thêm này vì sợ đục nước.

Mùa thu về là lúc mọi người có cơ hội nhấm nháp chút cốm thơm, ra chợ mua những trái hồng, trái bưởi căng mọng và làm món chả rươi để bữa tối quây quần.

Tháng tám, miền bắc bước vào mùa thu trong trẻo với khí trời thanh mát, dễ chịu. Khách đi bất cứ đâu cũng được chiêm ngưỡng những khung cảnh lãng mạn của mùa thu và đặc biệt hơn là thưởng thức những món ngon mà chỉ mùa thu mới có. Dưới đây là những món ăn mà du khách không nên bỏ qua trong những ngày thu tháng tám nắng đẹp này.

1. Bánh Trung thu

Mùa thu là mùa của Tết thiếu nhi, do vậy không có gì khó hiểu khi món bánh nướng, bánh dẻo lại là gợi ý đầu tiên cho món ngon mùa này. Được làm từ bột mì với bánh nướng, bột gạo nếp đã làm chín với bánh dẻo, bánh Trung thu là sự kết hợp đầy tinh tế của nhiều loại nguyên liệu khác nhau để tạo ra vị ngon đặc trưng.
Trước đây bánh nướng, bánh dẻo chỉ có một loại nhân duy nhất là thập cẩm gồm mỡ xay, hạt bí, lạp xưởng,... Nhưng để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú hơn của người tiêu dùng mà ngày nay, bánh được bổ sung thêm nhiều loại khác nhau như đậu xanh trứng, xá xíu, hạt sen,... Trong những ngày cận kề Tết thiếu nhi này, bạn dễ dàng tìm mua thưởng thức để cảm nhận vị mùa thu trong từng chiếc bánh.

2. Cốm
Khi mùa thu về trên từng con phố Hà Nội, ấy cũng là lúc người ta nhắc về món cốm thơm dịu và nhẹ nhàng. Hà Nội có nhiều nơi làm cốm ngon nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Vòng. Cốm được làm từ những hạt lúa nếp cái hoa vàng khi còn xanh, bên trong căng đầy dòng sữa tươi mới còn chưa đông lại làm cây lúa trĩu bông. Trải qua nhiều công đoạn cầu kỳ như rang, giã, những hạt cốm ngon mới được gói vào lá sen xanh để đưa tới tay mỗi người.
Cốm xanh dẻo thơm mùi lúa mới và phảng phất hương sen được ăn cùng chuối tiêu hoặc chế biến thành nhiều món ngon khác như chả cốm, chè cốm, bánh cốm,.. Tuy nhiên, dù được biến tấu thành bất kỳ món ăn nào thì cốm vẫn mang lại cho người ăn những dư vị quen thuộc của ruộng đồng tháng tám.

3. Hồng


Mùa thu, quả hồng chín đỏ trên cành được mang về những khu chợ, siêu thị bày bán. Ngoài hồng đỏ, là những trái hồng ngâm được nhiều người yêu thích. Đây là những trái hồng già nhưng còn xanh sau đó ngâm vào chậu nước vôi trong, để khoảng ba đến năm ngày, khi thấy vỏ ngoài ửng vàng là được. Những trái hồng bắt đầu xuất hiện nhiều khi lễ Trung thu đến gần. Ngày này các bà, các mẹ thường mua những trái hồng còn xanh, ánh vàng xếp cùng hồng đỏ bóng vỏ ngoài đẹp mắt về bày ban thờ hay chia vài ba trái cho trẻ nhỏ ăn chơi.

4. Bưởi
Không phải là loại quả lạ vì bưởi bây giờ được bày bán quanh năm nhưng những trái bưởi mùa thu lại được nhiều người yêu thích nhất. Bưởi mùa thu có vị chua, ngọt hấp dẫn, thường gặp nhất trong những ngày quốc tế thiếu nhi. Người lớn mua bưởi tách làm cún bông trưng trong buổi tối Trung thu cho trẻ nhỏ. Bưởi mùa thu, quả nào quả nấy có tép căng mọng khiến tác phẩm trở nên đẹp mắt hơn hẳn, giúp ngày lễ của đám trẻ thêm vui và sôi động.

5. Sấu chín
Nếu như đã quen với trái sấu xanh của mùa hè thì sang mùa thu, mỗi người lại có cơ hội được thưởng thức món quà thật riêng biệt và hấp dẫn là sấu chín. Thông thường, sấu bắt đầu chín rộ vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Lúc này quả sấu trở nên căng tròn, mập mạp và mọng nước hơn hẳn. Khi ấy sấu mua về sẽ được cạo sạch lớp vỏ ngoài và tách khéo léo theo vòng xóay trôn ốc để không bị đứt. Những miếng sấu này có thể đem dầm với đường, muối ớt hoặc chấm muối ăn ngay đều ngon.

6. Chả rươi

Một trong những đặc sản của mùa thu miền bắc được nhiều người mong đợi chính là chả rươi. Đây là món ăn được chế biến từ rươi, một loài sinh vật nước lợ chỉ xuất hiện khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10. Cách làm món ăn này chỉ cầu kỳ trong lúc sơ chế, tức là lúc làm sạch rươi. Rươi mua về cho vào nước nóng, lấy đũa khuấy đều để lông rươi và những rác bẩn rụng hết, sau đó giội qua nước lạnh cho sạch đất.
Nghe thì đơn giản nhưng đây là khâu vô cùng quan trọng vì nếu không sạch, chả rươi khi làm lên sẽ bị lạo xạo cát, bụi, thậm chí chất đạm và những chất bổ khác cũng sẽ bị trôi theo nước. Sau khi làm sạch, rươi sẽ được cho vào cùng thịt lợn, trứng và đặc biệt là vỏ quýt đánh đều. Nước chấm của món ăn này là nước mắm pha chanh ớt có điểm thêm vài cọng húng thơm hay rau mùi.

7. Dưa mèo
Dưa mèo là một đặc sản của người H’Mông miền Tây Bắc khi thu về, nhìn qua tựa quả dưa chuột nhưng mình dày và to hơn. Dưa mèo có ruột trắng, cùi dày và nhiều hạt, khi ăn có vị giòn giòn, ngọt mát và thanh khiết. Vì được trồng giữa hoang cằn sỏi đá của núi rừng Tây Bắc và không có bất kỳ loại phân bón hay thuốc bảo quản nào mà loại quả này có hương vị tự nhiên, giản dị. Thậm chí nhiều người khi tìm tới Tây Bắc mùa thu cũng đều cố tìm cho được vài ba cân về làm quà hay ăn dần.
Disign by: Hưng Phú | Copyright © 2014 KIẾN THỨC VIỆT 24H