Hiện nay, vào những ngày đầu năm 2015, các công ty SEO, thậm chí kể cả những người làm freelancer chuyên nghiệp không khỏi thắc mắc tạo sao từ khóa lên xuống thất thường, ngay kể cả những trang web có tuổi đời lâu năm cũng bị mắc phải trường hợp này, Những lý giải sau đây của tôi sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức Seo cho mình và cần phải thay đổi những gì để phù hợp với thị trường hiện nay.



1. Tối ưu hóa thiết bị di động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng trên di động đã trở thành ưu tiên của các doanh nghiệp trong năm 2014. Tuy nhiên, 2015 sẽ là năm chiến lược di động không dừng lại ở việc có ứng dụng trên điện thoại cho khách hàng. Doanh nghiệp sẽ tập trung tối ưu hóa nội dung trên đó và tăng cường marketing trên truyền thông xã hội. Tư vấn thiết kế web Mobile

Google luôn nhấn mạnh vai trò của giao diện di động thân thiện với người dùng. Họ khẳng định khả năng sử dụng điện thoại di động "có liên quan đến kết quả tìm kiếm tối ưu". Điều này được thể hiện rõ qua sự ra mắt gần đây của Mobile Usability - một tính năng mới trong Google Webmaster Tools. Công cụ này sẽ cho biết các vấn đề về khả năng sử dụng điện thoại di động của người dùng khi vào trang web của bạn. Từ đó bạn sẽ tìm ra giải pháp và khắc phục chúng nhằm cải thiện trải nghiệm di động của người dùng khi vào website của bạn.






Theo Forbes dự đoán, nửa cuối năm 2015, nhiều doanh nghiệp sẽ bắt đầu tích hợp điện thoại vào mọi lĩnh vực của marketing kỹ thuật số, như giao diện dễ sử dụng, quảng cáo di động và nội dung riêng cho người dùng điện thoại. Họ cũng sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược truyền thông xã hội qua di động, để nghiên cứu cách người dùng tương tác với mạng xã hội thông qua điện thoại.

2. Chi phí quảng cáo trên truyền thông xã hội tăng sẽ đáng kể.
Đầu năm 2014, Facebook công bố doanh thu được từ quảng cáo tăng 10% so với quý trước đó. Khi Facebook hạn chế lượng tiếp cận bài viết trên các fanpage, và giới hạn loại nội dung hiển thị trên bảng tin của người dùng, quảng cáo trả tiền sẽ tăng lên nếu doanh nghiệp vẫn muốn duy trì lưu lượng truy cập và doanh thu từ các kênh truyền thông xã hội.

Các doanh nghiệp đã thấy kết quả tích cực từ việc đầu tư của họ vào truyền thông xã hội, như tăng lượng tiếp cận và lưu lượng truy cập. Họ cũng nhận thấy quảng cáo trả tiền đóng góp khá lớn vào kết quả này. Với tùy chọn quảng cáo mới của Twitter (vẫn đang thử nghiệm), việc thanh toán sẽ được kích hoạt bằng các hành động như click chuột trong trang web, tải ứng dụng và email opt-in (một hình thức email marketing hợp pháp có sự đồng ý của người nhận). Điều này có nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ dễ dàng hơn khi đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo theo từng mục tiêu cụ thể.

3. Tiếp thị nội dung (content marketing) ngày càng phổ biến.
Theo Báo cáo Tiêu chuẩn Tiếp thị nội dung B2B của MarketingProfs, 92% công ty cho biết họ đã sử dụng hình thức này năm ngoái, và 42% nhận định chiến lược này có hiệu quả (tăng so với 36% năm 2013).

Khi doanh nghiệp nhìn thấy những lợi ích của tiếp thị nội dung, chi phí dự tính cho công cụ tìm kiếm như PPC, SEO và truyền thông xã hội sẽ được phân bổ lại cho hình thức này. Các doanh nghiệp cũng đang ngày càng sẵn sàng đầu tư vào nội dung di động, bao gồm tạo ra nội dung ở dạng ngắn gọn để người sử dụng dễ dàng đọc được trên điện thoại, tìm hiểu thói quen sử dụng di động của người dùng và chú trọng hơn vào video và nội dung trực quan.

Thông thường khi tiếp thị trực tiếp, nếu khách hàng thực hiện mua hàng, bạn mới bắt đầu gửi tin nhắn cho họ. Phương pháp tiếp cận “opt – in”, là một hình thức người sử dụng tự nguyện đăng ký nhận thông tin mà họ quan tâm qua email của mình, đây là cách bạn có thể gửi nội dung quảng cáo cho họ. Nhưng nếu trang web của bạn không có tính năng này, thì email giao dịch là cách tuyệt vời để cung cấp cho khách hàng động lực để tham gia vào danh sách của bạn.

4. Marketing qua email sẽ được quan tâm.
Khi các mạng xã hội ngày càng hạn chế độ tiếp cận của người dùng với doanh nghiệp, còn các công cụ tìm kiếm ngày càng gây khó khăn với các công ty bằng việc tăng độ phức tạp của thuật toán xếp hạng, các doanh nghiệp sẽ quay lại với loại hình marketing mà họ có thể kiểm soát hoàn toàn - đó là email. Khi đó, ranh giới giữa email marketing và tiếp thị nội dung sẽ ngày càng được xóa mờ.

Khi các thương hiệu nhận ra giá trị của tiếp thị nội dung, họ sẽ tìm cách sắp xếp hợp lý lại nội dung email để tránh trùng lặp. Một phương pháp là tái sử dụng nội dung có sẵn thành file PDF có thể tải về được.

 Trong năm 2015, các thương hiệu sẽ bắt đầu nhận ra sự cần thiết phải tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh khi nói đến email marketing. Báo cáo năm 2014 của HubSpot cho thấy tần suất khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ qua email quảng cáo đã suy giảm đáng kể (35% nói "không bao giờ" trong năm 2014 so với 25% trong năm 2011). Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng các chiến lược sáng tạo, trên nền tảng xây dựng mối quan hệ với khách hàng, thay vì chỉ cố gắng bán hàng nhanh chóng.

5. Ranh giới giữa Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), Tiếp thị nội dung (content marketing) và truyền thông xã hội (social media) sẽ mờ nhạt hơn.
Nhiều người cho rằng Content marketing là một hình thức "SEO mới". Cách mô tả này cũng có phần chính xác. SEO và content marketing sẽ tiếp tục tồn tại riêng biệt, nhưng gắn bó và dựa vào nhau để thành công. Có thể hiểu rằng, content marketing hiện nay ảnh hưởng lớn đến khả năng hiển thị tìm kiếm. Các doanh nghiệp không đầu tư tốt vào nội dung sẽ nhận ra rằng các chiến dịch SEO của mình cũng không hiệu quả.

SEO được coi là một nhánh của online marketing, có liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như tạo chỉ mục, tìm kiếm từ khóa.... Mặt khác, truyền thông xã hội sẽ giúp khuếch đại hiệu quả của chiến lược nội dung. Vì nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung đầu tư nội dung, mà thiếu quan tâm đến việc quảng bá và phân phối nội dung ấy.


Hầu hết các blog thành công đều viết về các sự kiện nóng hổi. Mà không phải bất kì sự kiện nóng hổi nào, mà là các sự kiện thật sự nổi bật. Lí do họ làm vậy bởi họ biết mọi người sẽ tìm thông tin về nó, đồng nghĩa với việc cơ hội traffic sẽ lớn hơn rất nhiều?

Vậy làm cách nào để biết về các sự kiện nổi bật này? Google Trends. Công cụ này sẽ đưa một list các sự kiện nóng, và nếu blog của bạn viết về một trong các sự kiện này, sẽ dễ dàng hút traffic hơn.


6. Xây dựng thương hiệu có khả năng tương tác với người dùng theo kiểu con người.
Khi truyền thông xã hội ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp sẽ nhận ra rằng khách hàng của họ sử dụng các kênh này để tương tác với những cá nhân khác, chứ không phải với các nhãn hiệu và những thông điệp quảng cáo mà họ nhìn thấy. Vì vậy, bất kì thương hiệu nào có khả năng kết nối với người dùng ở cấp độ con người sẽ có sự trung thành của khách hàng cao hơn hơn, tăng trưởng người dùng nhanh hơn, và khách hàng hài lòng hơn.

Chiến lược này sẽ là nhân tố tạo nên thành công cho các công ty. Các thương hiệu gắn bó và phát triển mối quan hệ với người theo dõi, người đăng ký nhận tin qua email sẽ sớm nhìn thấy những lợi ích to lớn và cải thiện được lợi nhuận.

7. Các công ty sẽ tìm được cách thức mới để làm quảng cáo tự nhiên và phù hợp hơn.
Khi tỷ lệ click chuột vào quảng cáo của khách hàng đều đặn giảm trong vài năm qua, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận ra quảng cáo bằng banner thực sự không hiệu quả trong việc tăng doanh thu. Dù khả năng khách hàng nhìn thấy quảng cáo cao vẫn là một lợi ích của loại hình này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới kết quả sẽ ít có khuynh hướng đầu tư vào các kênh khó tính toán tỷ lệ hoàn vốn (ROI).

Với mức độ phổ biến ngày càng tăng của quảng cáo tự nhiên (native ad), các công ty và hãng xuất bản nội dung sẽ liên tục tìm kiếm những cách thức mới để lồng quảng cáo vào một nội dung bình thường. Năm 2015 sẽ chứng kiến sự hợp tác giữa các hãng xuất bản và các thương hiệu. Theo đó, nội dung được quảng cáo sẽ được hiển cùng nội dung chính. Bản chất chúng không phải quảng cáo, nhưng sẽ được bổ sung những nội dung có liên quan và có sức mời gọi hơn.
Thủ thuật SEO backlink luôn được các bạn làm SEO rất quan tâm, bài viết thống kê 60 thủ thuật xây dựng backlink hữu ích và có tính thực hành cao cho các bạn làm SEO. Hãy xem bạn đã biết và chưa biết những thủ thuật SEO nào được liệt kê dưới đây nhé!

1. Khi chèn backlink nên viết thêm các nội dung liên quan đến anchor text của bạn ( Khi chèn trong profile hay comment trên diễn đàn,…)

2. Backlink dofollow được đánh giá có khả năng đẩy TOP cao hơn backlink noffolow

3. Nếu bạn sử dụng nhiều backlink noffolow bạn sẽ không phải lo thuật toán phạt ”thao túng pagerank” từ Google

4. Sử dụng tính năng Top pages trong Ahrefs sẽ giúp bạn tìm được page đặt backlink giá trị

5. Hack website để đặt backlink cũng là một ý tưởng thú vị

6. Sử dụng keyword planner để đa dạng anchor text hiệu quả

7. Có thể tìm theo tên nick trên diễn đàn để truy ra backlink đối thủ

8. Backlink .gov và .edu sẽ rất tốt cho SEO

9. Tăng lượng anchor text dạng full url giúp tự nhiên hóa hồ sơ backlink của bạn

10. Đặt backlink xong nhớ click về landing page

11. Hãy đặt backlink để tối ưu 3 website liên kết tới bạn nhiều nhất trong webmaster tool là 3 trang web có nội dung liên quan với bạn nhất

12. Trang web của bạn càng nhiều nội dung, lượng backlink bạn được đặt ( mà vẫn an toàn) càng cao

13. Nhiều backlink từ 1 domain sẽ không tốt bằng 1 backlink từ nhiều domain

14. Tránh đặt backlink ẩn vì đây là dạng backlink không tạo ra click

15. Anchor text chính xác nên nhỏ hơn 15% để an toàn trước Penguin

16. Nếu bạn đặt link chữ ký thì nên thay đổi nội dung chữ ký đây là thủ thuật SEO nhỏ giúp tạo độ tươi mới cho backlink

17. Không nên máy móc áp dụng theo các mô hình backlink, hãy làm sao để tự nhiên nhất

18. Tìm các domain cũ với PR cao và ”sạch sẽ” để làm vệ tinh sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian

19. Muốn đặt backlink sitewide hay footer mà vẫn an toàn thì domain của bạn phải có thời gian hoạt động và độ trust nhất định

20. Khi đăng ký tài khoản, hãy vào profile để đặt backlink và lưu ý đừng bỏ qua backlink tại phần About nhé

21. Dùng seoquake để tìm những page có pagerank cao đặt backlink sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian spam nhảm nhí đấy

22. Đôi khi hãy dùng hình ảnh thay cho anchor text

23. Xây dựng blog để đặt baclklink sẽ giúp bạn có những backlink dofollow với DA cao nhưng hãy nhớ tối ưu SEO cho blog đó nhé

24. Nên sử dụng tool để tăng tính tự động hóa và năng suất khi làm SEO

25. Khi sử dụng phần mềm bắn link thì nên spin nội dung

26. Nên thường xuyên kiểm tra backlink của đối thủ và của chính mình

26. Các tool check backlink hữu ích là:

ahrefs.com
backlinkwatch.com
openlinkprofiler.org
moz.com/researchtools/ose
majesticseo.com
ranksignals.com
monitorbacklinks.com
smallseotools.com/backlink-checker
linkody.com27. Với 1 website mới vẫn có thể đặt backlink, đừng sợ nếu làm với số lượng ít và điều độ

28. Nên tham gia các cộng đồng trao đổi link để đa dạng thêm liên kết, ví dụ như Eco-links

29. Đặt backlink về các nội dung chưa được index sẽ giúp nội dung đó sớm được index hơn, tuy nhiên không nên đặt nhiều như khi đã được index

30. Backlink không cần nhiều nhưng cần chất lượng và tự nhiên

31. Làm anchor text nổi bật (bôi đậm,…) giúp tăng tỷ lệ click và tăng chất lượng backlink

32. Chèn link vào tài liệu dạng doc hay pdf rồi chia sẻ lên những trang như slideshare.net cũng mang về backlink cho bạn

33. Với những diễn đàn chỉ cho thành viên thấy link thì liên kết đó chất lượng khá thấp

34. Tránh copy bài viết từ trang của mình để đặt backlink, nếu cần thiết hãy lấy nội dung từ website của đối thủ và chỉnh sửa lại

35. Làm cả backlink chất lượng và không chất lượng để che dấu backlink chất lượng trong mắt đối thủ

36. Hãy dùng tiền mua backlink nếu bạn có tài chính, hãy chọn website gov hay các trang báo có visit lớn đặt backlink, hạn chế mua textlink trên diễn đàn

37. Drinking sẽ giúp bạn gia tăng liên kết bất ngờ

38. Tạo ra những nội dung xuất sắc và quảng bá nó để nhận liên kết tự nhiên

39. Tạo ra những nội dung gây tranh cãi cũng giúp bạn có thêm những liên kết giá trị

40. Khi chia sẻ video lên youtube hãy nhớ chèn backlink về website của bạn

41. Đặt liên kết nội bộ cũng giúp bạn có được những backlink bất ngờ khi đối thủ copy bài viết mà không xử lý kỹ

42. Làm càng nhiều backlink social bookmarking càng tốt

43. Sử dụng các cấu trúc tìm kiếm nâng cao để tìm website đặt backlink phù hợp

44. Tránh sử dụng tool bắn backlink về trang chính, hãy dùng tool cho các trang vệ tinh

45. Backlink được bố trí tại những vị trí ưu tiên trên trang thì giá trị mà nó đem lại cho trang đích là cao hơn. Spider thường sẽ rà soát từ trên xuống, từ trái qua phải qua đó những backlink nào được nó tìm thấy trước thì nó sẽ ưu tiên hơn

46. Triển khai các chương trình affiliate để nhận nhiều backlink chất lượng

47. Lên Wikipedia và tìm các bài viết có nội dung liên quan tới website bạn rồi sửa đổi bổ sung với thông tin kèm theo link website của mình. Nếu chưa có nội dung liên quan thì hãy tự viết. Thủ thuật này giúp bạn lấy được những backlink tuy là nofollow nhưng cực kỳ giá trị

48. Tránh đặt backlink trên những trang web có link out >50

49. Có thể sử dụng phần mềm trao đổi click link để tăng chất lượng liên kết

50. Hãy thử dùng backlink dạng banner trên các website nhiều traffic, đây là dạng backlink mang lại rất nhiều click cực kỳ tốt cho website của bạn

51. Nếu bạn SEO trên google.com thì có thể dùng tool Xrumer hoặc Senuke khá hiệu quả

52. Nếu bạn đặt backlink để SEO hình ảnh thì hãy gắng chèn thật nhiều hình ảnh trong nội dung backlink

53. Khi đặt backlink SEO hình ảnh thì tăng cường sử dụng anchor text là hình ảnh

54. Xây dựng backlink từ các liên kết gãy ( broken linkbuilding) cũng là một kỹ thuật mang lại nhiều backlink giá trị
55. Tổ chức các cuộc thi có thưởng hoặc trao thưởng miễn phí cũng giúp bạn nhận được rất nhiều liên kết tự nhiên

56. Bạn có thể sử dụng công cụ disavow link để từ chối các liên kết lạ hoặc liên kết kém chất lượng

57. Bạn có thể disavow toàn bộ domain để tiết kiệm thời gian và khi disavow xong thì tốt nhất là cố gắng trực tiếp gỡ bỏ liên kết ấy để đạt hiệu quả cao nhất

58. Cài đặt app chỉnh sưả html trên fanpage facebook sẽ giúp bạn có thể lấy backlink dofollow từ Facebook

59. Tránh đặt nhiều liên kết từ các domain có trùng chủ sở hữu, trùng IP

60. Nếu đặt liên kết dạng full url hoặc dạng anchor text ”tại đây” thì nên có từ khoá ở ngay trước hoặc sau chúng và bôi đậm từ khoá

Trong những năm qua, SEO đang ngày càng trở nên quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, mỗi ngày trôi qua SEO đã không còn là bí mật nữa. Tuy nhiên để thành công trong SEO thật không dễ dàng. Dưới đây Lê Nam xin chia sẻ với các bạn yêu SEO 4 mẹo SEO giúp các bạn sống sót qua năm 2014 đầy cam go và thử thách này.

Hãy tưởng tượng bạn đang trượt tuyết từ trên dốc cao xuống với tốc độ vô cùng nhanh và bất thình lình có một khúc cây to chắn ngang trước đường băng của bạn. SEO là một lĩnh vực có nhiều rủi ro cũng như khó khăn tương tự như thế.

Khả năng đối mặt với những sự cố bất ngờ là một trong những khả năng dễ bắt gặp nhất khi nhắc đến SEO. Như trong ví dụ trên, hành động bạn cần làm đó chính là chặt đi khúc cây đã cản trở đường đi của mình. Nếu bạn hấp tấp và hành động quá nhanh, bạn sẽ có nguy cơ bị liệt kê vào nhóm SEO mũ đen. Ngược lại, nếu quá thận trọng thì bạn sẽ tự dâng traffic tìm kiếm của mình cho các đối thủ cạnh tranh. Cả hai kết cục trên đều không mang lại lợi ích tốt cho bạn

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ các quản trị web và các chuyên gia SEO thường lắng nghe ý kiến của người trong ngành hơn là tập trung lắng nghe những gì mà Google và Matt Cutts nói. Sự thật là khi Matt Cutts chia sẻ một video lên mạng thì mục đích của anh ấy chính là giúp đỡ bạn. Bạn không cần phải đối đầu với SEO nữa – bạn chỉ cần lắng nghe cách thức Google “xác định” chất lượng trang web mà thôi. Sau đó, hãy đảm bảo rằng mình đã làm mọi thứ với tất cả khả năng để giúp web của bạn “chất lượng” đúng như lời hướng dẫn đó.

Sau đây tôi sẽ chia sẻ một số video mới nhất của Matt nói về những lần cập nhật thuật toán mới nhất của Google và cách vận dụng những kiến thức đó để áp dụng cho trang web của bạn phát triển tốt hơn.

Google là người quyết định chất lượng chứ không phải bạn
Điều này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Nếu bạn muốn tiếp tục duy trì thứ hạng của mình, bạn cần phải lắng nghe cách thức Google xác định chất lượng trang web, chứ không phải cách thức bản thân mình nhìn nhận vấn đề đó như thế nào. Quá nhiều quản trị web dựa vào câu nói của Matt Cutts rằng “chỉ tập trung vào việc cho ra mắt một trang web chất lượng, thì mọi thứ sẽ tự đi vào quỹ đạo quay hoàn hảo của nó”. Cứ như thế, họ giữ khăng khăng ý định tập trung vào việc thiết lập nội dung trang web dựa vào quan điểm, tầm nhìn chủ quan của mình và cho rằng như vậy là hoàn hảo nhất. Bất thình lình tất cả những suy diễn tốt đẹp về traffic tìm kiếm dự tính đột nhiên không được như mong đợi và bạn sẽ bắt đầu thắc mắc hướng đi của mình có gì sai.

(Bạn sẽ phải đối mặt với thực tế Internet trong thời buổi hiện nay. Google tạo ra các nguyên tắc. Google xác định chất lượng trang web và xếp hạng chúng cao dựa trên các nguyên tắc chất lượng do chính mình đưa ra đó.)

Bạn phải đối mặt với thực tế tình hình Internet trong thời buổi hiện nay. Google tạo ra quy định, xác định chất lượng trang web và xếp hạng chúng dựa trên những nguyên tắc mà Google tự tạo ra. Nếu bỏ ngoài tai những nguyên tắc này đồng nghĩa với bạn làm sai quy tắc và bạn sẽ bị phạt.

1. Bản cập nhật Page Layout Algorithm

Vào ngày 6 tháng 2 năm ngoái, Google đã cho ra mắt Page Layout Algorithm và được Matt Cutts chia sẻ trên Tweeter vào 4 ngày sau đó. Matt đã giải thích chi tiết về điều này trên The Webmaster Central Blog, Matt đã mô tả về cách mà các quảng cáo nằm ở đầu trang đang can thiệp vào mục đích tìm kiếm thật sự của người sử dụng. Nhưng nếu bạn chú ý kĩ hơn vào những gì anh ấy nói, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức Google xác định chất lượng trang web thông qua cách bố trí của nó. (Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về thuật toán Page Layout hay còn gọi là Top Heavy trên vietmoz.net)

Matt cho biết:
“Cải tiến thuật toán mới này làm ảnh hưởng lớn đến các trang web có ít nội dung xuất hiện trên đầu trang hoặc những nội dung liên quan đến lại bị đẩy sâu xuống dưới bởi các quảng cáo ”.
Hãy chú ý đến chữ “hoặc” trong những dòng trên. Nội dung liên quan của bạn bị quá nhiều quảng cáo đẩy xuống chỉ là một yếu tố bị thuật toán này phạt, thuật toán này còn tấn công cả những trang web mà nội dung bị lấn át bởi hình ảnh, biểu ngữ quá lớn và một số các yếu tố khác. Điều này có thể dẫn đến hậu quả như giá trị trang web trở lên không được thân thiện trong “ con mắt mới”  của Google.

Vậy có phải chúng ta nên loại bỏ tất cả các quảng cáo ở đầu đúng không? Câu trả lời là không nhất thiết. Matt đã đề cập trong một bài viết rằng các quảng cáo đó dưới mức độ bình thường sẽ không gây ra bất kì rủi ro nào, nhưng để xác định được độ bình thường của google như nào thì bạn chỉ cần thử nghiệm trêntrang web để biết được kết quả đúng nhất.

2. Việc nghiên cứu từ khóa đã mất tính hiệu quả?

Việc củng cố gây ấn tượng nhất được đưa vào tìm kiếm trong suốt một năm qua đó chính là cách thức Google phân tích từ khóa nhằm xác định những trang web thích hợp và có liên quan nhất. Đối với thời gian dài nhất, Google sẽ lấy một cụm từ tìm kiếm cụ thể của một người nào đó và bằng cách định vị các trang đề cập đến cụm từ đó nhiều nhất (không spam) sẽ được Google sẽ xếp hạng trang web và thuật ngữ tìm kiếm đó ở vị trí cao nhất.

Vào giữa năm 2013, Matt đã cho ra mắt một video mô tả thông tin về sự phát triển của tìm kiếm giọng nói đã ảnh hưởng đến cú pháp truy vấn như thế nào.



Chính xác phát ngôn của Matt là: “Google muốn thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm đàm thoại”. Cutts đã giải thích rằng trước đây, Google thực hiện cách tiếp cận  trực tiếp thông qua những truy vấn dài và loại bỏ dần những trang web không liên quan, thì lúc này đây Google đang tìm kiếm cách thông minh hơn nhằm hiểu đại ý của người tìm kiếm, và sau đó mở rộng những trang phù hợp với tìm kiếm của bạn.

Nhìn vào các kết quả hiện tại và so sánh với các kết quả tìm kiếm cách đây vài năm bạn sẽ thấy kết quả khác nhau . Ví dụ như một năm trước đây khi bạn tìm kiếm một từ khóa, bạn sẽ thấy kết quả hiển thị hàng loạt những trang web có cụm từ đó trên đầu page, trong URL hoặc trong tiêu đề.

Và hãy xem xem Google đã trở nên thông minh hơn thế nào. Đó chính là “ý định tìm kiếm” của Google đang cố gắng bao hàm lấy ý định của người dùng. Khi người dùng càng cố gõ nhiều chữ thì Google sẽ càng cố gắng phiên dịch chúng ra bằng những từ có đồng nghĩa nhằm giúp tôi dễ dàng tìm thấy những điều mà họ cần biết.

Vậy liệu tìm kiếm từ khóa có bị biến mất hay không? Tất nhiên là không, tìm kiếm từ khóa là cách giúp bạn hiểu những gì mọi người đang tìm kiếm trên mạng Internet. Những gì người dùng gõ vào công cụ tìm kiếm sẽ giúp họ xác định được mong muốn của chính mình. Tương tự như Google, việc khái quát, bao bọc nội dung theo cách riêng của bạn nhằm biến chúng thành câu trả lời tốt nhất cho mọi người vẫn tùy thuộc vào bản thân bạn.

Và sau khi khái quát nội dung theo cách như thế, những gì Matt mô tả về điều đó chính là, “… những gì thích hợp trên trang”.



Trong đoạn video ngày 21/11/2013 ở trên, Matt giải thích một trong những lỗi SEO hàng đầu mà tất cả các quản trị web đều mắc phải đó chính là không nhắc đến những từ tồn tại trên trang có vai trò miêu tả, thông báo cho mọi người biết về nội dung trên page đó. Đó không phải là những từ khóa cụ thể đang được mọi người tìm kiếm, nhưng chúng nên bao gồm những từ trả lời cho câu hỏi mà mọi người gõ vào ô truy vấn.

Và phát ngôn chính xác của Matt lúc đó là “hãy nghĩ về những gì người sử dụng sẽ gõ, và tập hợp chúng lại”.

Rõ ràng mà nói, vai trò của từ khóa vẫn còn tồn tại tính đến thời điểm hiện tại.

3. Guest blog tốt hay xấu?

Một trong những khoảnh khắc thú vị xảy ra gần đây trong năm 2014 đó chính là bài blog của Matt ra mắt hồi tháng 1 với tiêu đề “Sự phân rã và sụp đổ của guest blog đối với SEO”.
Tôi nghĩ có nhiều người trong số chúng ta sẽ tìm kiếm các ý kiến khác nhau trong các bình luận khi Matt nói như đinh đóng cột rằng hiện nay một số yếu tố SEO phổ biến đã không còn tồn tại. Từ khóa, xây dựng liên kết là ví dụ điển hình. Và bây giờ, ngay cả guest blog cũng không thoát khỏi. Tất cả là vì Matt cho biết:
“Đừng mãi dính vào vấn đề đó. Guest blog đã chấm dứt, nó đã có quá nhiều spam”.
Không may thay, họ cũng bỏ qua cả câu nói sau đó của anh:
“Nói chung, tôi không khuyên bạn chấp nhận một bài viết guest blog nếu bạn không sẵn sàng xác minh cá nhân người nào đó, hoặc nếu bạn không biết rõ về họ”.
Nói tóm lại, những gì Matt phàn nàn đó chính là chiến thuật của những blogger. Họ cho ra mắt những bài viết với độ dài từ 400 đến 500 từ, sau đó, phân phối bài guest post đó đến hầu hết các trang web sẵn sàng nhận bài viết đó miễn phí. Nếu bạn dành thời gian xem các video của Matt Cutts về vấn đề này, bạn sẽ thấy anh ấy giảng giải rõ ràng hơn nhiều.



Vậy quan điểm của Google đối với các liên kết guest blog sẽ thế nào? Matt cho biết có vài cách giải thích câu hỏi này. Trước tiên đó chính là
“không phải trường hợp guest blog nào cũng tốt, cũng hợp lệ, cũng tuyệt vời và đa số, sự thật là như thế”.
Matt cho biết loại guest blog bản thân mình không thích nhìn , đó chính là khi mọi ngườixoay bài viết của mình như chong chóng và sau đó phân phát, gửi chúng đến nhiều blog khác nhau. Tuy nhiên, đau đớn là khi bạn guest blog nhằm phục vụ mục đích thu về cho trang web mình một lượng lớn các liên kết nội bộ, thì đó cũng chính là khi chúng ta không có nhiều khả năng ham muốn đếm các liên kết này nữa”.
“Loại liên kết chúng ta muốn đếm, đó chính là các bài viết chất lượng cao được mọi người tìm kiếm và sử dụng chúng, sau đó đưa ra những loại nhận xét, đánh giá”
Guest blog vẫn còn tồn tại, tuy nhiên, đối với những ai bỏ công sức phân phát bài viết của mình và với những ai thiết lập liên kết, đây chỉ là hành động của quá khứ. Guest blog ngày nay đó chính là “tiếp xúc, xây dựng thương hiệu, và tiếp cận cộng đồng”.

4. Nofollow – tốt hay xấu?

Nhân tố SEO cuối cùng đã thực sự thay đổi vào năm 2013 đó chính là việc sử dụng, hoặc sử dụng sai liên kết nofollow. Kể từ thời điểm Google chú ý nhiều hơn đến cách các trang web liên kết đến các trang web khác nhằm mục đích hưởng nhiều lợi ích từ các trang web có thẩm quyền và đáng tin cậy, ngày càng có nhiều trang web bắt đầu bổ sung “Nofollow” cho các liên kết ngoài.

Trong một video năm 2011, Matt giải thích rằng Google sẽ không xử phạt những trang web chọn cách sử dụng nofollow, nhưng anh đã bắt đầu nói bóng gió về khả năng “bị loại trừ khỏi cuộc đối thoại” giữa đám đông của chúng.
“Hiện nay, nếu họ chọn cách không tham gia vào cuộc đối thoại, thì mọi người sẽ không còn liên kết đến họ nhiều nữa, hoặc họ sẽ tự nhận định rằng họ vẫn chưa đưa ra những kết quả tốt nhât cho người sử dụng”.
Đây là một bình luận thú vị, khi bạn xem xét về cách Matt thường khuyên mọi người cố gắng thực hiện mọi thứ có thể, bằng hết sức mình nhằm giúp trang mình trở nên hữu ích, giá trị hơn trong mắt người sử dụng”. Nếu anh ta cho rằng Google xem xét việc sử dụng rộng rãi các liên kết nofollow là một hành động gây thiệt hại đến trải nghiệm người dùng, lúc đó bạn có thể rút ra cho mình những kết luận riêng.

Theo như mô tả của Matt, một chính sách sáng suốt đó chính là “chính sách sắc thái” được anh miêu tả, có thể giúp bạn bắt đầu mà không cần sử dụng những liên kết nofollow cho tất cả các liên kết ngoài của mình nhưng vẫn phải cẩn thận remove (xóa bỏ) nofollow trên tất cả những liên kết trỏ đến trang bạn tin tưởng và xem đó là nguồn thông tin độc quyền. Bạn có thể hoàn thành điều đó bằng cách sử dụng các plugin tự động như WP External Links.

SEO trong tương lai

Năm 2013 đã đánh dấu sự chuyển tiếp tuyệt vời trong lĩnh vực SEO, từ kiến trúc và định dạng trang sơ sài đã chuyển thành mức độ tiếp cận toàn diện hơn nhằm đảm bảo chất lượng nội dung được nâng cao. Điều này được áp dụng trực tiếp cho các truy vấn đang được mọi người gõ vào công cụ tìm kiếm và cách họ tham gia vào các hoạt động tiếp thị truyền thống, cũng như các hoạt động xây dựng cộng đồng.

Tin tốt lành đó chính là vào mùa xuân năm 2013, Matt sẽ chia sẻ một số bí mật ẩn sâu bên trong của Google và một trong những điều tuyệt vời nhất anh hứa hẹn sẽ mang lại đó chính là Google Webmaster Tools có thể giúp đỡ các quản trị web xử lí sự cố trang web họ. Ít nhất thì điều đó sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách thức xếp hạng vị trí của họ trong khuôn mẫu “trang web chất lượng cao” được Google đưa ra.

Bản cập nhật của Google có gây khó dễ cho bạn hay không? Bạn đã làm thế nào để phục hồi sau lần cập nhật đó? Hãy chia sẻ suy nghĩ và những trải nghiệm của bạn về thuật toán của Google trong phần comment dưới đây.

Nguồn: http://vietmoz.net

Từ khóa mất khỏi top google ?

Ngày 25 tháng 7 vừa qua google tung ra thuật toán mới đã khiến cho nhiều trang web không có mặt trên google nữa và tôi đã tham khảo một số thông tin và tóm tắt lại và chia sẻ với các bạn những nguyên nhân và cách khắc phục như sau:



Glenn Gabe bật mí về việc Google Penguin 2.1 vừa tiếp tục cập thuật toán.
 
Việc hàng loạt các website mất hẳn từ khóa trên google, thậm chí khi sử dụng các công cụ check thứ hạng website bạn không hề thấy website của bạn còn tồn tại trên google nữa.
Nhưng không phải là tất cả các từ khóa đều bị mất trên google mà chỉ một vài từ khóa liên quan trong quá trình SEO của bạn biến mất mà thôi. Hoặc đôi khi bạn thấy website của bạn xuất hiện trên google nhưng một vài ngày sau lại biến mất hút.
Một số bạn có trao đổi về việc cùng SEO một site, cách đặt từ khóa cũng như link anchor text giống nhau nhưng kỳ lạ thay một số từ khóa lên top nhưng một số từ thì lại bị coi là spam và cũng mất tăm mất tích trên google.

Vậy  Google Penguin 2.1 ảnh hưởng tới các website như thế nào ? Và hành động nào sẽ biến website của bạn bị google chém đầu.

Không có gì ngạc nhiên, Penguin 2.1 chỉ xác định những từ khóa bị coi là spam và nếu có nghi ngờ về việc bạn đang cố gắng dùng một chiêu thức đặc biệt nào đó với link và bài viết thì từ khóa đó sẽ bị dính phốt.

Các liên kết được coi là SPAM:

- Forum Spam:Cái này thì các bác ở VN thường hay sử dụng rồi, nhiều khi hùng hục hùng hục spam từ sáng đến tối, vào diễn đàn nào cũng thấy bài viết của các bác. Và chữ ký nhằng nhịt hàng chục keyword.
- Lịch sử cá nhân tại các website : Khi bạn duyệt qua các blog, diễn đàn mạng xã hội, IP truy cập sử dụng để spam trùng với IP truy cập phát triển website cũng là một yếu tố bị coi là spam. Hoặc các tài khoản cá nhân webmaster phát triển web có nhiều thông tin liên quan tới tài khoản spam ở diễn đàn, chữ ký...
- Website mới tinh sử dụng bài viết đi copy sau đó chèn link, trao đổi liên kết cũng sẽ mất hút nhé.
- Blogroll Spam (Danh sách blog): Xem lại các danh sách và các liên kết website bị lỗi. Một số trong đó có thể tốt, nhưng nếu không xác định được những liên kết xấu hay tốt.
- Spammy directories: Nếu bạn đã sử dụng Spammy directories trong quá khứ, và vẫn còn có các liên kết rải rác trên mạng, thì bạn nên loại bỏ chúng hoặc vào google webmasters tools để từ chối chúng.
- Chữ ký trong bình luận : quá dễ để lỗ hổng để bạn bị Penguin nhòm tới.

Các giải pháp khắc phục hậu quả website sau khi từ khóa biến mất hút trên google.


 

- Hãy từ bỏ dần cách SEO với việc copy bài viết, cách seo với spam diễn đàn. Vì thời đại của backlink khổng lồ đã không còn tồn tại nữa.
- Gỡ bỏ tất cả các liên kết kém chất lượng, những liên kết với các site yếu, site bị hack. Và đừng bao giờ có ý định đặt lại text link ở đó vì rồi một ngày nào đó bạn lại phải chính tay gỡ nó đi mà thôi.

- Tăng lượng nội dung và chia sẻ từ website liên quan đến từ khóa bị dính chưởng.
- Hãy chắc chắn rằng các liên kết không tự nhiên sẽ không tiếp tục tạo ra trong thời gian tới.

- Khi bạn bị một từ khóa nào biến mất vì Penguin hiểu rằng bạn đang quá nặng tay với từ khóa đó, từ khóa phát triển quá nhanh không đồng đều với nội dung và lượng người truy cập. Hãy xóa hết những liên kết tới từ khóa đó và biến nó thành những key tự nhiên hơn, phong phú hơn.
 - Hãy tích cực phát triển website tự nhiên để lần cập nhật Penguin tiếp theo google sẽ trả lại vị trí cho ban. Nhưng bạn nên cân nhắc một điều là các website sau khi đã bị dính chưởng việc lên top sẽ chậm và kém hơn các site phát triển tự nhiên khác. Nên trong thời gian này bạn đừng quá cố gắng để đạt được thứ hạng như mong muốn. Mạnh tay quá lại càng khó lên top hơn, lỗi của bạn là đã đi ngược lại với tiêu chí phát triển website tự nhiên nên sau khi bị soi thì hãy chứng minh cho google biết bạn không phải spam site nữa.
Google liên tục thay đổi và cập nhật cơ chế của các robot tìm kiếm bằng cách cho ra mắt rất nhiều thuật toán mới, và gần đây nhất là sự ra mắt của thuật toán Chim ruồi (Hummingbird). Với các thuật toán phức tạp hơn, thông minh hơn, Chim ruồi ra đời đã khiến không ít doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến lo ngại tới xếp hạng của mình đã gây dựng trong một thời gian dài.

 

Thuật toán tìm kiếm là gì?

Đó là một thuật ngữ kỹ thuật về tất cả những thứ bạn có thể nghĩ đến, liên tưởng đến khi đề cập đến công thức Google sử dụng để lựa chọn, sắp xếp thông tin từ hàng tỷ trang web mà nó sở hữu, để phản hồi người sử dụng, người truy vấn câu trả lời đúng và chính xác nhất.

Hummingbird là gì? 

Đây là tên thuật toán mới đang được Google sử dụng, là một trong những thuật toán đem về kết quả tốt hơn.
Các bạn có thể gọi một các vui vẻ là "Thuật toán chim ruồi", chim ruồi là một loại chim có thể đứng im một chỗ tượng trưng cho ý nghĩa tìm nhanh và chính xác của google.

Vậy thuật toán có ảnh hưởng đến “PageRank” ?

Câu trả lời là không. “PageRank” là một trong số 200 “nguyên liệu” chính có mặt trong công thức của Hummingbird. Hummingbird nhìn vào PageRank – cho thấy tầm quan trọng của các liên kết dẫn đến trang web – cùng với các nhân tố khác, chẳng hạn như Google có cho rằng chất lượng trang hoặc những từ được sử dụng trong trang đó có tốt hay không? Và còn nhiều thứ khác.

Tại sao thuật toán lần này mang tên là Hummingbird?

Google cho biết, tên gọi này xuất phát từ “sự chính xác và nhanh chóng”.

Khi nào Hummingbird bắt đầu?

Google cho biết, họ đã bắt đầu sử dụng Hummingbird khoảng một tháng trước. Hiệnt tại, Google chỉ công bố sự thay đổi mà thôi.

Điều đó có nghĩa là Hummingbird đang được sử dụng ư?

Hãy suy nghĩ về việc một chiếc xe được thiết kế trong thập niên 50 của thế kỉ 20. chiếc xe có thể là một công cụ tuyệt vời, nhưng nó cũng có thể là một động cơ còn nhiều thiếu sót, chẳng hạn như sự thiếu hụt phun nhiên liệu hoặc không thể sử dụng nhiên liệu không pha chì. Khi Google chuyển sang Hummingbird, hành động này được ví như việc thay đổi động cơ cũ ra khỏi chiếc xe đó và thay vào một cái mới. Google cũng đã thực hiện điều này nhanh chóng đến nỗi, hầu như không một ai thực sự có thể nhận ra sự thay đổi đó.

Lần cuối Google thay thế thuật toán theo cách này là khi nào?

Google đã phải vật lộn để nhớ lại thời gian lần cuối diễn ra những thay đổi tương tự như thế này. Năm 2010, “Caffeine Update” là một thay đổi lớn. Nhưng đó là một thay đổi chủ yếu đáng có với mục đích giúp Google thu thập thông tin tốt hơn (bằng cách index – lập chỉ mục) chứ không phải phân loại các thông tin như trước. Amit Singhal – giám đốc tìm kiếm Google cho chúng tôi biết, có lẽ vào năm 2001, khi lần đầu anh gia nhập công ty, thì đó cũng chính là lần cuối cùng các thuật toán được viết lại một cách đáng kể.

Vậy Penguin, Panda và các “cập nhật” khác thì sao – những thuật toán này không được thay đổi trong thuật toán à?

Google Panda, Penguin và các cập nhật khác là những thay đổi trong bộ phận của các thuật toán cũ, nhưng không phải là toàn bộ. Một lần nữa, hay suy nghĩ về động cơ được đề cập ở trên. Những điều này giống như việc động cơ nhận được một bộ lọc dầu mới hoặc một máy bơm cải thiện được đặt vào trong động cơ. Hummingbird là một động cơ thương hiệu mới, mặc dù nó vẫn tiếp tục sử dụng một số bộ phận tương tự như những thuật toán cũ, giống PenguinPanda.

Động cơ mới lại đang sử dụng các bộ phận cũ ư?

Câu trả lời là có, và cũng không. Một số bộ phận hoàn toàn tốt, vì vậy, không có lí do gì để loại bỏ chúng. Các bộ phận còn lại liên tục được thay thế. Nói chung, Google cho biết, Hummingbird là một thuật toán, một công cụ mới được xây dựng trên cả những bộ phận hiện có và những bộ phận mới, nó được cấu thành theo một cách đặc biệt với mong muốn phục vụ nhu cầu tìm kiếm trong thời điểm hiện tại, chứ không phải là thuật toán được sử dụng để đáp ứng nhu cầu mười năm về trước, với các công nghệ đã trở nên lỗi thời.

Hummingbird hỗ trợ loại hoạt động tìm kiếm mới nào?

“Tìm kiếm đàm thoại” là một trong những ví dụ điển hình nhất được Google công bố. Người sử dụng, khi nói để tìm kiếm, có thể nhận ra sự hữu ích của việc tạo ra một cuộc trò chuyện.
“Nơi gần nhà tôi nhất để mua một chiếc iPhone 5s là ở đâu?” Công cụ tìm kiếm truyền thống có thể tập trung vào việc tìm các từ có liên quan – chẳng hạn như: tìm một trang có “mua” và “iPhone 5s”.
Hummingbird thậm chí còn hoạt động hiệu quả hơn trong việc tập trung vào ý nghĩa đằng sau câu nói ấy. Nó có thể hiểu rõ hơn về vị trí thực tế của người sử dụng, nếu họ đã chia sẻ điều đó với Google. Nó có thể nhận thức được rằng “nơi” nghĩa là bạn muốn đến một cửa hàng thực sự, để tiếp xúc với hàng hóa và giao tiếp với nhân viên tư vấn. Nó còn hiểu rằng “iPhone 5s” là một loại thiết bị điện tử đặc biệt có mặt tại các cửa hàng nhất định. Hiểu được ý nghĩa câu truy vấn có thể giúp Google tiến xa hơn và tìm các trang web tương ứng có liên quan.
Đặc biệt hơn, Google cho biết, Hummingbird ngày càng chú ý nhiều hơn mỗi từ trong truy vấn, để đảm bảo rằng toàn bộ truy vấn – toàn bộ câu nói, cuộc đàm thoại hay ý nghĩa câu nói – được xem xét một cách quan trọng, chứ không đơn giản là chỉ một từ đơn lẻ. Mục tiêu là các trang ngày càng phù hợp với ý nghĩa câu nói hơn, chứ không phải là các trang chỉ phù hợp với một vài từ.

Tôi cho rằng Google đã thực hiện những đàm thoại tìm kiếm này rồi!

Họ đã làm vậy, nhưng họ chỉ làm vậy trong câu trả lời Knowledge Graph của mình mà thôi. Hummingbird được thiết kế để áp dụng công nghệ đó qua hàng triệu trang từ các trang web, ngoài Knowledge Graph ra, thì nó có thể đem lại kết quả tốt hơn.

Nó có hoạt động thật sự không? Có bất kì vấn đề và giải pháp nào không?

Chúng tôi không biết. Không cách nào kiểm tra tốt hơn bản thân chúng ta, tính từ thời điểm hiện tại. Chúng tôi chỉ nhận được thông tin khá nhiều từ Google về việc Hummingbird được cải thiện mọi thứ. Tuy nhiên, Google đưa ra các ví dụ riêng của mình về các vấn đề và giải pháp, và cho thấy những cải tiến của Hummingbird.
Trước đây, tìm kiếm cho “toa thuốc trị axit trào ngược” từng liệt kê rất nhiều loại thuốc không có tác dụng tốt trong việc điều trị căn bệnh này. Trong thời điểm hiện tại, Google cho biết, kết quả đem lại có thông tin về điều trị nói chung, bao gồm cả việc người sử dụng thậm chí không cần đến thuốc.
Tìm kiếm cho việc “trả hóa đơn thông qua ngân hàng nhân dân và ngân hàng tin cậy” đã từng đưa ra kết quả dẫn đến trang chủ của Ngân hàng nhân dân, nhưng bây giờ, kết quả đem đến ;à những trang cụ thể về việc thanh toán hóa đơn.

Nó có khiến Google trở nên tồi tệ hơn không?

Chắc chắn là không. Trong khi chúng ta không thể nói rằng Google đang trở nên tuyệt vời hơn, tất thảy chúng ta đều biết rằng, nếu Hummingbird đã và đang được sử dụng trong tháng qua – đã không tạo ra bất kì làn sóng phàn nàn nào đến từ người sử dụng về việc kết quả của Google bất ngờ trở nên tồi tệ. Và điều đáng buồn là con người chúng ta đều phàn nàn khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và thường chẳng bao giờ nhận thấy điều gì tốt đẹp hơn đang diễn ra.

Điều này có nghĩa là SEO chết ư?

Không, SEO chưa hoàn toàn chết. Thực tế, Google cho biết, không có bất gì điều gì mới khiến cho các SEOer hay các nhà xuất bản phải lo lắng. Hướng dẫn vẫn giữ nguyên như cũ, nguyên bản, nội dung chất lượng cao. Những tín hiệu quan trọng trong quá khứ vẫn không thay đổi, vẫn quan trọng như cũ, Hummingbird chỉ cho phép Google xử lý chúng theo những cách mới và hy vọng tốt hơn.

Điều này có nghĩa là tôi sẽ mất traffic từ Google?

Nếu bạn chưa có trong tháng qua, tốt, bạn vượt qua Hummingbird mà không có bất kì tổn thương nào. Tóm lại, nó đã tồn tại trong khoảng một tháng nay. Nếu bạn sắp gặp rắc rối với nó, đã đến lúc bạn biết đến điều này.
Nói chung, không có bất kì phản đối lớn vào giữa các nhà xuất bản rằng họ đang bị mất ranking. Điều này dường như thay mặt Google thông báo rằng có rất nhiều tác dụng truy vấn theo truy vấn (query-by-query) một trong những thứ cải thiện tìm kiếm cụ thể, đặc biệt là những tìm kiếm phức tạp, chứ không phải những tìm kiếm gây ra sự thay đổi traffic lớn.

Nhưng sự thật là tôi đã mất traffic

Có lẽ đó là do Hummingbird, nhưng Google nhấn mạnh rằng nguyên nhân cũng có thể là do một số bộ phận còn lại của bản thân thuật toán, những phần luôn luôn được thay đổi, tinh chỉnh hay cải thiện. Không có cách nào để biết.

Bạn biết những thứ này như thế nào?

Ngày hôm nay, Google đã chia sẻ một số thông tin tại buổi họp báo, và sau đó, tôi đã có một cuộc trò chuyện với hai trong số các nhà quản lý tìm kiếm hàng đầu của Google, đó là Amit Singhal và Ben Gomes, sau sự kiện này để biết thêm chi tiết. Tôi cũng hy vọng sẽ có một cái nhìn chính thức hơn về những thay đổi từ cuộc hội thoại này trong tương lai gần. Nhưng bây giờ, tôi hy vọng mình đã giúp các bạn giải đáp nhanh chóng những khuất mắt dựa trên bài viết hữu ích này.
Trên đây là các câu hỏi xung quanh việc thuật toán chim ruồi (HummingBird) mới của google sẽ ảnh hưởng thế nào tới kết quả tìm kiếm của chúng ta. Nhất là các bạn đã dày công luyện làm SEO suốt thời gian qua.

Nguồn: http://cunglamseo.com

Ngành SEO hiện tại được xem là một ngành hot trong giới công nghệ thông tin đặc biệt là với các bạn trẻ có đam mê và thể hiện mình. SEO là một công việc không phải khó nhưng nó cần bạn có tính kiên trì, siêng năng và sáng tạo.

 

Để bước vào ngành hot này trước tiên bạn biết SEO là gì? và bạn cần trang bị cho mình các kiến thức về khái niệm định nghĩa và quy trình SEO cũng như các thuật toán cũ và mới của google.

Các kiến thức cơ bản về khái niệm và định nghĩa về SEO mà bạn cần phải nắm rõ như:

*SEM : Viết tắt của Search Engine Marketing, và như tên của nó liên quan đến các dịch vụ tiếp thị hoặc các sản phẩm thông qua công cụ tìm kiếm. SEM được chia làm hai thành phần chính đó là SEO và PCC.

+SEO : là viết tắt của tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và mô hình công việc của nó là tối ưu để làm cho các site xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google, Bing, Yahoo…

+ PCC : là viết tắt của Pay – Per _ Click,(PPC) là một mô hình quảng cáo Internet được sử dụng trên các trang web, trong đó các nhà quảng cáo trả tiền host của họ chỉ khi quảng cáo của họ được nhấp. Với công cụ tìm kiếm, các nhà quảng cáo thường giá thầu trên cụm từ khóa có liên quan đến thị trường mục tiêu của họ. Nội dung các trang web thường tính giá cố định cho mỗi nhấp chuột thay vì sử dụng một hệ thống trọn gói.

Bước vào SEO thì bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các khái niệm sau:

+ Backlink : Backlink chính là những liên kết từ một website khác trỏ đến website hay web page của bạn . Nếu như trước đây backlink (Hay inbound link) được sử dụng với chức năng chính là điều hướng website. Thì ngày nay khi có sự xuất hiện của SE và kèm theo đó là sự phát triển của SEO (Search Engine Optimization). Backlink đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới pagerank của trang web và ảnh hưởng lớn đến thứ hạng web site của bạn.

+Pagerank (PR) : là thứ hạng của trang web bạn, PR được chia thành các bậc sau: NA,0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10. Tùy vào liên kết và cấu trúc website bạn mà có độ PR khác nhau. PR bạn càng cao thì website bạn càng có giá trị.
Hiện nay, ở Việt Nam có khá nhiều website PR cao, nhưng trong đó PR thật cũng có , mà PR ảo cũng có vì vậy bạn cần check kỹ vấn đề PR của mỗi website để tránh tình hợp website ấy face PR lừa đảo thành viên.
Bạn có thể dùng các tiện ích sau để kiểm tra PR của webiste: tiện ích Firefox seo doctorseo quake....

+ Linkbait :  có thể hiểu nom na là một hình thức câu view. Câu view ở đây là sao tức là chia sẽ một thông tin giật gân nào đó nhằm thu hút đọc giả ghé vào webiste mình. Thông thường nó là một mảnh bằng văn bản, nhưng củng có thể là một đoạn video, hình ảnh, hoặc bất cứ điều gì khác.

+Link Farm : Là một nhóm các websites được tạo ra với mục đích là nâng cao số lượng các đường link đến một website có sẵn sử dụng Javascript, php, asp… Điều này thực tế hiệu quả trong những ngày đầu của công cụ tìm kiếm, nhưng hiện tại SE đã có bộ lọc mới để đánh giá, trường hợp xấu nhất webiste của bạn sẽ bị penalty.

+ Anchor text : là một đoạn văn bản mà chứa liên kết của một website , nhằm cho người đọc tìm đến website đó để tìm kiếm thông tin mà đã đặt.
Ví dụ
Chúng tôi là một Dịch vụ SEO uy tín và chất lượng.
Trong đó dịch vụ SEO được gọi là một anchor text.

Thông thường khi bạn đi link thì theo chuẩn thì một bài viết thường có 3 anchortext tương ứng với 3 liên kết. Nhưng có một số diễn đàn lọc spam hay chống spam có thể chỉ cho ta đặt 1 anchortext tương ứng với 1 liên kết mà thôi. Bạn cần đọc kỹ nội quy của các diễn đàn để tránh tình trạng bị ban nick hay xóa bài từ admin

+Nofollow và Dofollow:
Khi bạn đi link, thì link website bạn đặt lên một website hay diễn nào đó sẽ có 2 dạng: Nofollow và Dofollow:
      Nofollow: muốn nói cho bọ google nói không muốn nó truy cập vào liên kết này và hãy bỏ qua liên kết này.
      Dofollow: ngược lại với Nofollow muốn bọ google truy cập vào liên kết ấy.
Thông thường thì link được đặt ở trạng thái dofollow thì có gí trị nhiều hơn link ở trạng thái nofollow. Nhưng không vì vậy mà link Nofollow không quan trọng, về phía google thì vẫn thích sự tự nhiên cho nên các bạn vẫn có thể đặt link lên site có trạng thái là nofollow tuy không được index về site nhung nó vẫn có giá trị riêng và vẫn giúp website bạn tăng thứ hạng.

+ Text link: một khái niệm gần giống với anchor text: Nhưng nó chỉ là một cụm từ khóa riêng lẽ , bạn thường nghe trao đổi text link hay mua text link là nó.

Ví dụ các text ở dưới FOOTER website này được gọi là text link

+ Pagerank Sculpting : Pagerank Sculpting Tạm dịch là chế tác pagerank là việc mà Webmaster quản lý những link liên kết ra ngoài. Liên kết nào phải dùng no-follow để chặn không cho các máy tìm kiếm nhận biết sự liên quan, liên kết nào phải chú trọng link sang để tiến hành cho website đó.


+ Title tag (thẻ title): nghe tên chắc bạn có thể hình dung qua nó có công dụng gì rồi phải không? Đúng   nó chính là cái để tóm tắt cũng như nêu vấn đề chính của nội dung website mình. Title là một thẻ rất quan trọng với SEO, vì nó giúp cho google biết được webiste của bạn đang muốn nhấn mạnh từ khóa nào cho người dùng biết.
Thông thường thì trong title thường chứa 1 hay 2 lần từ khóa mình cần Seo.

VD: Dịch vụ SEO chuyên nghiệp và uy tín.

Trong title đó, thì dịch vụ SEO là từ khóa chính mà mình cần nhắc đến với google. Thông thường độ dài chuẩn của title với google là 65-70 ký tự. Trường hợp webiste bạn phải đặt > 70 ký tự thì google vẫn hiện nhưng sẽ hiện thị trong vòng 70 ký tự mà thôi phần còn lại được hiện thì bằng ......


+ Meta tag (thẻ meta) : thẻ meta có rất nhiều loại, meta Description, meta Keywords, meta Robots, meta Revisit After, Meta Content Language, Meta Content Type, .....


bạn có thể lên google search để tìm hiểu rõ hơn các công dụng của từng thẻ.

+ Search Algorithm (thuật toán tìm kiếm) : Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm các trang web có liên quan nhất cho bất kỳ truy vấn tìm kiếm . Thuật toán xem xét hơn 200 tiêu chí (theo Google)

 + SERP (Search Engine Results Page):  SERP tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này. Số lượng truy cập tìm kiếm trang web của bạn phụ thuộc vào bảng xếp hạng sẽ có bên trong các SERPs.

+ Sandbox : là một hình thức phạt của google, về nguyên tắc SEO các bạn nên tránh bị tình trạng sandbox này vì nó làm mất thứ hạng từ khóa của bạn trong một thời gian ngắn or dài tùy vào độ vi phạm chính sách của google.
Thông thường là do quá trình đi backlink or spam mật độ từ khóa trong nội dung. Bạn cần cân nhắc kỉ để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra với website của bạn. Sandbox có thể xảy ra với từ khóa và với cả domain website của bạn.


+TrustRank : là độ uy tín của website bạn với google, website bạn được tin tưởng từ google càng cao thì website bạn càng index nhanh và bớt được tầm ngắm sandbox từ google.

+ Canonical URL : Là URL mà các webmasters muốn search engine coi như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Hay nói cách khác, một canonical URL là URL mà webmaster muốn visitors nhìn thấy. Thẻ này có thể hiểu nom na là dùng để điều hướng link cho google biết.
Ví dụ: website bạn có 1 bài viết mà được hiển thị cùng lúc 2 nơi ví dụ như hiển thị ở mục tin tức và hiển thị luôn sản phẩm mới. Thì bạn dùng thẻ canonical để cho google biết đâu là link chính bạn muốn google quan tâm đến nó trước.

+ File Robots.txt: File này cho google biệt nơi mà bọ google có thể vào index và nơi mà bọ google không được vào index.


+ Google WebMaster Tool (WMT): là một công cụ của google cung cấp miễn phí cho SEOER nhằm cho các seoer tiện quản lý các quá trình SEO của mình. Bạn có thể nhờ vào WMT mà xem các thống kê về webiste như: lượt search từ khóa , lượt link trả về, báo lỗi từ google, chặn index xấu ......

+ Google Analytics(GA): cũng tương tự nhu WMT, dùng để quản lý site của mình. Thông thường khi bạn nhận dự án SEO cho website của khách bạn nên cần tạo 1 tạo khoản google để đăng ký WMT hay GA nhằm giúp bạn quản trị webiste đang SEO tốt hơn.


+ Traffic:
có lẽ bạn thường nghe nhiều về từ traffic, nó là mật độ truy cập người dùng vào website bạn, cái này khá quan trọng với SEO, vì một website muốn top thì cần có traffic. Traffic thì có 2 dạng một là câu view, 2 là dùng phần mềm. Về phần mềm thì có thể là lượt view ảo hay thật.


 Có lẽ bất kỳ ai làm SEO đều biết đến SEO được 2 phần đó là SEO ONPAGE và SEO OFFPAGE. Trong đó SEO ONPAGE là tối ưu hóa các yếu tố trên website để bộ máy tìm kiếm nhìn website của mình một cách thân thiện hơn. Nó rất có lợi cho website của bạn.
Trước tiên chúng ta cùng so sánh về onpage và offpage



-      Onpage chỉ quan tâm nhất đến nội dung bên trong của website và bên ngoài website, tối ưu hóa các thẻ chuẩn SEO
-      Offpage chỉ đi rải link forum, thứ hạng lên xuống bất thường, có thể lên top rồi lại dance và biến mất. Vị trí thay đổi bất thường, khó kiểm soát
SEO onpage từ khóa tiến triển rất tốt vì khi onpage chúng ta đã tối ưu website từ khi mới bắt đầu, tối ưu website từ những cái nhỏ nhất trong site. Còn đối với offpage chủ yếu là build link, lúc đầu các bạn tối ưu site nhưng đến khi build link thì các bạn bị lãng quên đi việc onpage bên trong site, lúc nào cũng chỉ để ý tìm kiếm những forum PR cao, dofolow, lượng truy cập nhiều….


Sau đây là điểm mạnh và yếu của onpage và offpage
-  Onpage điểm mạnh của nó là tối ưu thân thiện với người dung và google từng chi tiết nhỏ nhất trong site nên site rất chất lượng từ khi mới tạo lên site khiến google rất tin tưởng và quan tâm nhiều đến site. Sự sống của offpage là 100% và sẽ tránh được mọi thuật toán của google.
-  Offpage điểm mạnh là lên nhanh, điểm yếu chỉ spam quá mức sẽ bị dance hoặc panda. Đặc biệt điểm yếu nhất của seo offpage là, nếu Offpage quá đà mà bị google phạt site nhẹ thì dance, nặng hơn chút là panda, nặng hơn nữa là sandbox. Đặc biệt ở chỗ này, khi google đã ra 1 hình phạt dance đánh tụt hạng để nhắc nhở và nếu bạn vấn tiếp tục spam nữa site bạn sẽ dính phải thuật toán panda khi đó chắc chắn bạn sẽ tìm cách gỡ bỏ những link để thoát khỏi panda. Khi thoát khỏi panda rồi những (site bạn đã có 1 ấn tượng xấu với google, bạn hễ có làm gì thì google cũng sẽ để ý đến bạn và sẽ không tránh khỏi được các thuật toán của google) tỷ lệ sống chết của offpage là 50/50.
Dưới đây kythuatmarketing sẽ chia sẻ cho bạn phương pháp seo onpage không cần đến backlink mà từ khóa tiến triển tốt hơn cày backlink mà đặc biệt lại bền vững, tránh xa được mọi thuật toán của google.

Bước 1 : Tối ưu hóa trang cần SEO
-       Tối ưu ngoài site như ( title, description, keyword )
-      Sắp xếp chuyên mục cho hợp lý ( cố gắng đẩy keyword lên trên cao nhất của trang có thể )
-      Từ khóa hiển thị ở trang chủ rơi vào khoảng 4-7% ký tự hiển thị ở trang chủ
-      Chèn từ khóa vào thẻ Atl của hình ảnh ( có thể dung code để hiển thị ảnh )
-      Tạo những textlink về từ khóa cần seo đặt ở mục footer
-      Trong trang cần 1 từ khóa đặt thẻ <h1> và 1 từ để <h2> còn lại thì cỡ chữ mặc định.
-      Tạo sitemap chuẩn google
-      Tao fire robot.txt
-      Nhấn mạnh ( trao đổi 1 số site có PR cao hơn site mình mà có lượng trust và visit trong ngày cao ) sẽ khiến trong thời gian viết bài được index nhanh hơn.

Bước 2 : Tối ưu bài viết từng chi tiết nhỏ
-      Bài viết mở rộng của từ khóa cần seo, đặc biệt bài viết yêu cầu viết phải viết đúng chính tả và hạn chế viết tắt, tuyệt đối không nên copy từ các nguồn khác  mà hãy tư viết bài (tuy không hay nhưng chất lượng là chính )
-     Trong bài viết cố gắng đẩy từ khóa lên đầu câu.
-     Các từ khóa mở rộng hay từ khóa chính xác chúng ta nên bôi đậm hoặc nghiêng (nhằm nhấn mạnh từ khóa trong bài viết).

Bước 3 : Tạo backlink liên kết nội bộ (Internal Link)

Liên kết nội bộ (Internal Linking) là các liên kết được xây dựng trên cùng một trang web liên kết các bài viết lại với nhau một cách chặt chẽ. Việc xây dựng liên kết nội bộ giúp SEO trở nên hiệu quả hơn và tăng thứ hạng trên các trang SERP. Cũng có thể nói rằng nó không bị ảnh hưởng bởi Panda hay Penguin như là backlink do trường hợp spam. Ngược lại, thủ thuật này còn được Google đánh giá cao nếu như bạn làm tốt và giúp trang web của bạn được index nhanh trên các công cụ tìm kiếm.

Bước 4 : Tối ưu hóa thẻ Alt và Title Image cho hình ảnh
Bot google không thể đọc được hình ảnh vậy chúng ta phải tận dụng thẻ Atl của hình ảnh mà chèn từ khóa cần seo vô đó sẽ rất tốt cho site (bài viết nào thì từ khóa của atl về từ bài viết đó ), Vì mình seo bài viết mở rộng đó chứ không phải seo cho từ chính. Chúng ta seo các từ mở rộng lên top thì từ chính sẽ lên. Còn cách đặt 1 link về từ khóa chính sẽ khiến lên rất nhanh.

Chúc các bạn thành công !


Backlink theo nghĩa đen là được trỏ lại, liên kết lại. Nói cách khác Backlink là dạng liên kết từ trang web A sang trang web B. Và nó cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google.

Để lọt vào top 10 google thì ngoài việc tối ưu Onpage tốt, nội dung website phong phú, thì việc tạo ra những backlink là một việc làm cần thiết và không thể thiếu.
Google sẽ hỏi ai trước ?

Đương nhiên đầu tiên sẽ tìm hiểu xem Chàng có trong danh sách được đề cử (danh bạ web Dmoz, Yahoo) hay không. Nếu có rồi, công việc đánh giá của nàng sẽ giảm bớt đi khá nhiều và các Chàng ở trong danh sách đề cứ cũng tỏ ra là ứng viên tiềm năng ^^

Bước tiếp theo.

Nàng Google sẽ tung đội quân do thám (spider) của mình đi để tìm kiếm các Mối quan hệ của Chàng. Nàng sẽ phân loại xem mức độ thân cận của những người này với Chàng (độ liên quan của website), và cấp bậc trong xã hội (Page Rank) của họ.

Nàng rất thông minh phải không. Những đánh giá từ những người thân cận đương nhiên sẽ có mức độ chuẩn xác cao, địa vị, học thức của những người này cũng quan trọng không kém. Lời nhận xét của ông Bác Giáo sư đương nhiên phải “nặng đô” hơn lời nhận xét của mấy Cô hàng xóm chứ.

Tiếp theo

Nàng sẽ xem chàng có các mối quan hệ thân cận nào, bạn bè, đồng nghiệp,… để đánh giá xem chàng có đáng tin hay không. Dĩ nhiên nếu bạn bè chàng phần lớn là thành phần bất hảo (spam, scam) thì Nàng phải coi lại chứ.

Sau khi có một bản đánh giá đầy đủ các mối quan hệ của chàng này, nàng Google sẽ có trong tay một bản danh sách ứng viên vô cùng tiềm năng với những đánh giá nhận xét của rất nhiều “chuyên gia” về họ. Việc chọn lựa ra 10 chàng tiềm năng dễ hơn rất nhiều rồi.

Bạn đã hiểu backlink là gì rồi chứ. Khi site A có backlink đến site B, Google sẽ coi A có mối quan hệ với B.

 

Google coi rằng nếu một site kém chất lượng thì sẽ không thế nào có được . Do vậy trang web nào được liên kết đến bởi nhiều trang web khác. Đặc biệt là những trang có lý lịch trong sạch và tồn tại lâu năm, thì những link đó rất có giá trị và có thể suy diễn rằng trang đó không phải là một dạng Spam.

Hiểu được cách Google nhìn nhận Backlink vậy thì bạn phải kiếm backlink bằng cách nào. Có rất nhiều cách và cũng khá đơn giản để tiến hành.

 Các cách xây dựng backlink




1. Xây dựng Nội dung thật hay để website khác trỏ link về site của họ

Cái này là điều kiên tiên quyết để một trang web có thể tồn tại hay không. Không ai vào trang web của bạn chỉ để xem những thứ vô giá trị. Do vậy tạo ra nội dung hấp dẫn là một cách kiếm backlink hiệu quả nhất và lâu dài nhất. Bởi vì khi những bài viết của bạn có giá trị, nhiều người khác sẽ đăng tải lại và liên kết đến trang của bạn. Cho dù những bước ở dưới đây bạn làm có tốt đến đâu, nhưng nội dung của bạn không hay thì nó cũng không có tác dụng lâu dài.

Bạn không sợ việc người khác lấy nội dung của mình vì thuật toán mới của Google sẽ dễ dàng xác định được nội dung trong site nào có trước và những site này sẽ được đưa lên đầu tiên.


2. Để lại chữ ký trên Forum:

Diễn đàn rất phổ biến ở Việt Nam do vậy ở mỗi diễn đàn bạn tham gia, hãy để lại chứ ký và nó sẽ là nguồn traffic không tệ cho bạn. Nhưng để chữ ký của bạn được mọi người lưu ý bạn cũng nên xem kỹ quy định của diễn đàn đó về chữ ký. Đừng gây sự chú ý bằng hình to quá cỡ cũng gây phản tác dụng. Bạn cũng không nên spam các diễn đàn khác cũng gây phản ứng ngược lại và không có thiện cảm trong mắt người đọc. Hãy đóng góp bài viết xây dựng diễn đàn “đặc biệt” là những box HOT đông người xem.

3. Tạo Profile trên Website 2.0


Google có trang cho phép bạn tạo Profile và bạn có thể kèm URL của trang web của mình. Nếu Profile của bạn đầy đủ bạn cũng có thêm một đường Link từ “ông kẹ” rồi. Thêm nữa bất cứ khi nào bạn tham gia một diễn đàn hoặc trang web nào mà cho phép thành viên khai báo phần URL, hãy điền thông tin này vào. Nó cũng giúp bạn chút ít.

4. Trao đổi chéo backlink


Có quá nhiều Webmaster lợi dùng việc trao đổi link để có được kết quả cao hơn trên Google, Google coi điều này là không tự nhiên, cố tình làm sai lệch kết quả tìm kiếm của người dùng nên có khái niệm Oneway link (link 1 chiều) các link oneway sẽ được đánh giá cao hơn, chất lượng hơn. Vì thế trao đổi chéo ra đời để giải quyết việc này.


5. Post Comment trên Blog:

Thực tế thì cách kiếm backlink đơn giản nhất là đi dạo các blog cùng chủ đề và để lại comment. Nhưng quan trọng nhất là bạn đừng có spam kiểu “tem”, “đặt gạch”, “hay đấy!”, “post nhiều lên nhé!” v.v.. những comment kiểu này không có giá trị và đôi khi còn có tác dụng ngược và gây phản cảm. Và rất có thể bị admin trang web đó xóa mất. Do vậy bạn nên nhớ là phải để lại comment một cách nghiêm túc và có tính chất xây dựng. Như thế người ta mới thăm blog của bạn và bạn mới có traffic.


6. Mua link

Trên các diễn dàn hiện nay rất nhiều người có bán backlink. Việc mua link nếu có lợi ích bạn cũng nên nghĩ đến. Tuy nhiên không nên mua ở các trang bán qua nhiều link (> 50 outlink) vì chất lượng của link giảm theo số lượng outlink ra ngoài (theo công thức tính Page Rank).

Việc mua backlink đôi khi cũng rất tốt, tuy nhiên làm việc này cần phải tìm hiểu một cách kỹ lưỡng.

Kết luận


Khi đã nói về
SEO thì bất cứ việc gì có thể tăng traffic chúng ta đều phải làm hết cho dù đó tưởng chừng như nhỏ nhặt. “Góp gió thành bão” một chút rồi một chút sẽ làm cho trang web của bạn ngày càng nhiều traffic. Bạn có áp dụng những cách trên trong trang web của mình không? hoặc bạn kiếm backlink bằng cách nào? hay chia sẻ với mọi người.


Chúc các bạn làm SEO thành công

SEO là gì, có lẽ không ít người còn chưa biết về thuật ngữ này. Để tìm  hiểu về nó trước hết chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ SEO theo định nghĩa của google.

Định nghĩa SEO của chính Google:

"SEO is an acronym for "search engine optimization" or "search engine optimizer." Deciding to hire an SEO is a big decision that can potentially improve your site and save time, but you can also risk damage to your site and reputation. Make sure to research the potential advantages as well as the damage that an irresponsible SEO can do to your site."


Đại loại những câu hỏi như vậy, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem thực chất SEO là gì? SEO làm gì? SEO hoạt động như thế nào?
SEO được viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.

Vậy cụ thể thì seo là gì?

SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website.
Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ.
SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm.
Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.

SEO là gì và SEO làm những gì?

Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng.
Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.
Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?
Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới?
Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.
Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.
Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm?
Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống.

Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao.
Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn.

Các bạn có thể tìm  hiểu thêm SEO là gì qua đợn video sau:


Disign by: Hưng Phú | Copyright © 2014 KIẾN THỨC VIỆT 24H